Chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là một tập hợp những thay đổi định kỳ tự nhiên xảy ra trong buồng trứngtử cung cần thiết cho quá trình mang thaisinh sản.[1][2] Chu kỳ này hỗ trợ cho việc sản sinh trứng và chuẩn bị môi trường trong tử cung để đón trứng đã thụ tinh và mang thai.[1] Có đến 80% phụ nữ cho biết họ bắt đầu có triệu chứng trong vòng một đến hai tuần trước khi hành kinh.[3] Các triệu chứng thường thấy gồm mụn trứng cá, đau ngực, căng ngực, cảm thấy mệt mỏi, dễ cáu giận và tính khí bất ổn.[4] Các triệu chứng này ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường và do đó được xếp vào loại triệu chứng tiền kinh nguyệt, ghi nhận ở 20 đến 30% phụ nữ. Khoảng 3 đến 8% trong số đó gặp những triệu chứng nghiêm trọng.[3]Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên thường diễn ra vào độ tuổi mười hai đến mười bảy, được gọi là hành kinh lần đầu.[5] Đôi khi kinh nguyệt có thể diễn ra sớm hơn, từ lúc các bé gái mới tám tuổi, đây vẫn được coi là bình thường.[6] Tuổi bắt đầu hành kinh trung bình ở các nước đang phát triển thường muộn hơn các nước phát triển. Thời gian giữa hai kỳ kinh nguyệt thường là từ 21 đến 45 ngày ở các thiếu nữ trẻ và từ 21 đến 31 ngày ở người lớn (tính trung bình là 28 ngày).[6][7] Kinh nguyệt ngừng lại sau thời kỳ mãn kinh, xảy ra ở độ tuổi từ 45 đến 55.[8] Ra máu thường xảy ra trong khoảng từ 2 đến 7 ngày.[6]Chu kỳ kinh nguyệt được điều khiển bởi sự thay đổi hàm lượng hoocmôn trong cơ thể.[6] Quá trình này có thể can thiệp bằng cách sử dụng phương pháp tránh thai bằng hoocmôn để ngừa thai.[9] Mỗi chu kỳ được chia làm ba giai đoạn dựa trên những thay đổi xảy ra trong buồng trứng (chu kỳ buồng trứng) và tử cung (chu kỳ tử cung).[1] Chu kỳ buồng trứng gồm giai đoạn nang noãn, rụng trứnggiai đoạn hoàng thể còn chu kỳ tử cung gồm có kinh nguyệt, giai đoạn tăng sinhgiai đoạn chế tiết.Bị kích thích bởi hàm lượng estrogen tăng dần trong giai đoạn nang noãn, quá trình ra máu ngừng lại, nội mạc tử cung dày lên. Nang trứng trong buồng trứng bắt đầu phát triển dưới sự chi phối phức tạp lẫn nhau của các hoocmôn, và sau một vài ngày một hoặc đôi khi là hai nang trứng phát triển vượt trội (các nang còn lại sẽ co lại rồi chết). Ở khoảng giữa chu kỳ, 24–36 tiếng sau khi lượng hoocmôn LH (LH) tăng lên đột biến, nang trứng vượt trội sẽ phóng thích một trứng, đây gọi là sự rụng trứng. Sau khi rụng, tế bào trứng chỉ có thể sống trong khoảng 24 giờ hoặc thậm chí ít hơn để chờ thụ tinh còn nang trứng vượt trội nói trên ở trong buồng trứng sẽ biến thành thể vàng; thể này có chức năng chính là sản xuất ra một lượng lớn progesterone. Dưới tác động của progesterone, nội mạc tử cung sẽ biến đổi để chuẩn bị chờ phôi thai về làm tổ, khi đó cơ thể bước vào trạng thái mang thai. Nếu trong khoảng hai tuần mà không có phôi thai đến làm tổ, thể vàng bị thoái hóa làm lượng hoocmôn progesterone và estrogen giảm mạnh. Sự suy giảm hoocmôn ấy làm cho lớp nội mạc tử cung bong ra, gọi là kinh nguyệt. Kinh nguyệt cũng xảy ra ở một số loài động vật khác như Chuột chù, Dơi và một số động vật thuộc Bộ Linh trưởng như tinh tinhkhỉ.[10]